Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

THÂN PHẬN CON RÙA



Văn chương dân gian lúc nào cũng là tiếng nói bày tỏ tâm tình, thái độ,… của quần chúng. Ngày xưa, người dân đen thấp cổ bé miệng, ở đâu cũng bị chèn ép, áp bức, phải phục vụ cho bọn ăn trên ngồi trước. Người nghệ sĩ nhân dân đã mượn hình tượng con rùa để nói lên tiếng nói tập thể cảm thông  cho số phận của đại đa số quần chúng trong vòng khổ lụy trần ai:

Cám thương thân phận con rùa

Ở đình đội hạc, lên chùa đội bia.

Con rùa nổi tiếng chậm chạp nhưng vững chắc. Hễ có động là rùa thu đầu hết vào mu, nằm yên như phiến đá bên vệ đường, đánh lừa người qua lại và kẻ thù. Cái mu rùa khum khum như bàn tay lớn úp xuống mặt đường trông đen đủi, trần trụi nhưng rất dễ nhìn khiến nhiều người ưa. Trên cái mu vững chắc ấy,  người ta cho con hạc cắm chân để đầu đội đèn trong chùa cúng Phật hay cho đội bia trước sân đình xưng tụng công đức thánh thần. Nó là con vật bất hạnh nhất  trong bộ  tứ linh Long, Li, Qui, Phụng, được người đời cúng dường chỉ khi dựa hơi, nói đúng ra là tôi tớ cho kẻ khác.

Nhưng thời thế đã thay đổi. Rùa đã thấy được vai trò và giá trị của mình, không còn để kẻ khác lợi dụng. Kẻ đáng thương không phải là rùa. Rùa đội hạc là niềm hạnh phúc của rùa. Rùa không có hạc cắm chân thì đời rùa không còn là rùa nữa. Vì thế rùa cố giữ riết hạc không để hạc bay đi. Đau khổ không phải là kẻ bị cắm chân mà là về phía người có chân cắm vào mu rùa. Hạc kia đã biết điều đó:

Thương thay con hạc trên chùa

Muốn bay lên cực lạc nhưng  bị cái mu rùa chôn chân.

Thật thế, thời mạt pháp, giá trị đổi thay, vóc dáng thanh tao, chân dài, cánh rộng, quanh năm suốt tháng thấm đẫm câu kinh, tiếng mõ mà hạc cứ chết dí với cái mu rùa, không bay lên được. Hay là hạc không muốn bay sợ phải xa mu rùa? Phải vậy! Miền cực lạc mà không có mu rùa  để hạc chôn chân thì sao gọi là cực lạc được!

Trở lại chuyện con rùa. Gì thì gì đi nữa rùa cũng là con vật khờ dại. Có thân không biết giữ, có của không biết xài rồi cứ óan trách, than thân:

Thương thay thân phận con rùa

Có mu không biết giữ, đem lên đình chùa để hạc cắm chân.

Dại hay không dại đây? Anh khư khư giữ lấy cái mu làm của riêng thì được gì nào? Sinh ra cái mu rùa là để đội bia đá, để cắm chân hạc. Bia đá chê mu rùa, hạc không cần mu rùa nữa thì phỏng mu rùa có tí giá trị nào? Biết thế là hạnh phúc cho rùa lắm lắm! Hạnh phúc là cho. Mà cho cũng là một cách để nhận:

Thân tui đã kiếp làm rùa

Không bia, không hạc lên đình chùa phỏng có ích chi?

Thời nay, chùa chiền nhiều thầy, lắm sãi, hạc không còn linh vì đã có phi thuyền bay cao, bay nhanh hơn; bia không cần nữa vì đã có máy tính lưu giữ số liệu vĩnh cửu, nhẹ nhàng hơn. Rùa trở nên lạc lõng? Không! Vẫn có nhiều thầy gắn bó với câu kinh tiếng mõ nhà chùa chỉ vì không muốn lìa xa chốn tu tập lâu ngày với hình ảnh cái mu rùa đội bia, chôn chân hạc quen thuôc đã ăn sâu vào tâm trí từ những ngày còn bé thơ, trai tráng. Nghĩ thế tôi đã ngộ được câu ca dao “Ba cô đội gạo lên chùa…”

14 nhận xét:

  1. Anh Ugno tải bài mới được rồi ha? Chúc mừng anh! Phông và cỡ chữ lần này to hơn nên dễ đọc.
    Thân phận Hiền Mai nào khác con rùa trong bài này của anh Ugno.

    Trả lờiXóa

  2. "Ba cô độ gạo lên chùa
    Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
    Sư về sư ốm tương tư
    Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu"
    (CA DAO)

    Thời mạt pháp, thì ngược lại như lời tục ca Phạm Duy:

    "Ba cô đội gạo lên chùa
    Một cô dại dột bị sư mò ..."

    Sư sãi thời hiện đại, đâu chỉ sờ mu rùa, đắm nê sắc dục mà còn nhiều biến tướng hơn cả vụ scandal vị sư trẻ hôn môi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nữa...

    Xã hội đang băng hoại, đến tầng lớp tu trì cũng không ngoại lệ. Thật đáng buồn!!!



    Trả lờiXóa
  3. Hết hai lu lại đến mu, không biết tiếp theo là cái chi l...lạ nữa đây!

    Trả lờiXóa
  4. Anh Ugno ở đâu về giữ nhà kẻo có người vào chọc ghẹo kìa! Hihihi

    Trả lờiXóa
  5. vào đây khó quá, mấy lần ghi lại không thành công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có gì là khó đâu, anh Ugno cứ tuần tự làm theo mấy bước sau đây:
      1/. Vào Google gõ tìm ugno2013.blogspot.com, sau đó nhấp Enter.
      2/. Khi một danh sách hiện ra, anh tìm Ugno.vn rồi nhấp trái vào đó.
      3/. Lúc này, anh sẽ thấy blog của mình có bài vier61, có lời bình cũng giống như DQV vào nhà anh cũng qua 3 bước này. Muốn xác nhận mình là chủ nhà để recom hay đăng bài mới, anh Ugno phải lấy chìa khóa ra để mở cửa vào nhà:
      4/. Nhấp trái đăng nhập nằm ở góc phải, điền địa chỉ gmail và mật khẩu, nhấp enter để vào nhà
      5/. Nhấp tiếp Xem blog là anh Ugno đã chính thức vào nhà mình rồi đó.
      Trước khi nhấp Xem blog nếu thấy chuông đen, có con số màu đỏ hiện ở bên trong là Google thông báo có gmail, tin nhắn..., anh Ugno nhấp vào đó để xem rồi hãy nhấp vào Xem blog để vào nhà mình.
      6/. Nhà tui đây rồi, đọc còm, trả lời, đăng bài mới ...
      DQV rất mong anh Ugno thường vào nhà. Chúc anh luôn vui khỏe.

      Xóa
    2. Tải thêm bài mới cho quen thao tác ở blogspot đi anh Ugno!
      1/ Thực hiện theo 5 bước ở trên
      2/ Nhấp vào " Đăng bài Mới", một khung trống hiện ra. Viết trực tiếp hoặc copy bài có sẵn rồi dán vào đó.
      3/. Chỉnh sửa cỡ chữ, màu sắc, tải ảnh...
      4/.hấp vào từ" Xuất bản". Khung cửa sổ Chia sẻ trên Google+ hiện ra.
      5/. Nhấp từ " Chia sẻ". Nhấp " Xem blog " bài mới sẽ hiện ra.
      Hiền Mai chờ đọc bài mới của anh Ugno đó! Những bài cũ bên Yahoo blog mà một thời DQV ưa thích. Chúc anh Ugno và gia đình vui khỏe.

      Xóa
    3. Đọc cái ni của DQV mới biết mấy bũa ni mình đi tắt! Mình chỉnh sửa cỡ chữ từ bên WORD, thường là cỡ chữ 14. Sau khi nhấp vào Xuất Bản là mình vào Xem Blog ngay. Cám ơn DQV.

      Xóa
  6. Anh Ugno ơi! DQV qua thăm, kính chúc anh sức khỏe, an lạc.

    Trả lờiXóa
  7. Ngày Khai trường 05/09/2013, cùng ôn kỷ niệm một thời gõ đầu trẻ anh Ugno nhé!

    Trả lờiXóa
  8. Miền cực lạc mà không có mu rùa để hạc chôn chân thì sao gọi là cực lạc được! Hihihi!!!Hóa ra thiên đàng cũng gần chứ đâu có xa xôi gì!?

    Trả lờiXóa
  9. Hiền Mai qua thăm lão huynh. Chúc huynh và gia đình mọi sự tốt đẹp.

    Trả lờiXóa
  10. Anh Ugno ít vào nhà quá! Anh có khỏe không?

    Trả lờiXóa
  11. Muốn bay lên Cưc Lạc nhưng bị cái mu rùa chon chân, Hay thiệt!

    Trả lờiXóa